Câu hỏi về KCDN - Dịch vụ CDN tốt nhất Việt Nam
CDN là gì? Tại sao chúng ta cần sử dụng CDN?
Để hiểu được tác dụng của CDN và tại sao các website lớn cần CDN nhiều đến vậy, đầu tiên cần hiểu được khái niệm latency – độ trễ khi load trang. Độ trễ này là khoảng thời gian được tính từ khi người dùng click vào một đường link website cho tới khi trang web cùng toàn bộ nội dung bao gồm chữ, hình ảnh, video được thể hiện đầy đủ. Mỗi website sẽ có độ trễ khác nhau và mỗi trang trong từng website cũng có độ trễ khác nhau. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, độ trễ này được quyết định bởi khoảng cách vật lý giữa địa điểm của người truy cập và nơi đặt server host trang web mà người dùng đang truy cập. Lúc này, nhiệm vụ của CDN là thu ngắn khoảng cách này lại với mục đích cải thiện thời gian load trang và tốc độ vận hành trang web.
Cách CDN hoạt động như thế nào?
Để rút ngắn tối đa khoảng cách giữa người truy cập và server của website, một CDN sẽ lưu trữ một bản cache (tạm dịch: bản lưu trữ tạm) các nội dung của website tại nhiều vị trí địa lý khác nhau (thuật ngữ chuyên ngành gọi là points of presence, hoặc PoP, dịch là vị trí hiển thị). Mỗi PoP chứa một phiên bản cache khác nhau với vai trò truyền nội dung tới người truy cập web trong phạm vi của nó. Nói tóm lại, hệ thống CDN sẽ đặt nội dung website của bạn ở nhiều nơi, cung cấp khả năng truy cập nhanh – gọn – lẹ cho người dùng. Ví dụ, nếu một người dùng tại Hàn Quốc truy cập website của bạn đặt tại Việt Nam, truy cập này sẽ được xử lới bởi một PoP đặt tại Hàn Quốc. Cách xử lí thông tin này nhanh hơn rất nhiều cách thông thường – yêu cầu truy cập của khách hàng đi một vòng quanh trái đất để tới nơi đặt máy chủ của bạn, và máy chủ của bạn gửi thông tin hình ảnh ngược lại thông qua cũng đoạn đường đấy tới người dùng. Quả là tiết kiệm thời gian/ tiền bạc phải không nào! Đó cũng là ví dụ đơn giản nhất để miêu tả cách thức hoạt động của một hệ thống CDN.